Bệnh nào không đi được xuất khẩu lao động nước ngoài cùng tìm hiểu 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, các bệnh về tiêu hóa, bệnh thận và tiết liệu, thần kinh, nội tiết, tâm thần, sinh dục, xương khớp, da liễu, hoa liễu, các bệnh về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt.
Mục lục xem nhanh:
1. Các nhóm bệnh về tim mạch khi đi xkld Nhật Bản
4. Các nhóm bệnh thận và tiết niệu
9. Các nhóm bệnh về cơ xương khớp
10. Các nhóm bệnh da liễu và hoa liễu
Dù ở đâu hay làm gì đi nữa thì sức khỏe là quan trọng nhất, làm việc tại Việt Nam hay ở đâu đi nữa thì sức khỏe là điều mà nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu là sức khỏe. Đi xuất khẩu lao động nước ngoài hay đi xkld Nhật Bản cũng vậy, vấn đề về sức khỏe luôn được nhà tuyển dụng quan tâm nhất với từng ứng viên. Bài viết sau đây vieclamngoainuoc.net xin được chia sẻ với các các bệnh nào không đi được xuất khẩu lao động nước ngoài trong đó bạn để có thể biết được mình có thuộc 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động sang Nhật hay không qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
Chi phí khám sức khỏe đi Nhật hay đi lao động nước ngoài?
Giấy khám sức khỏe là gì? Mẫu giấy khám sức khỏe mới nhất
Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu-bia ở mức độ nguy hại. Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi này.
• Người có di chứng tai biến mạch máu não |
• Bệnh huyết áp ( cao – thấp) |
• Loạn nhịp tim - hoàn toàn |
• Tim to nhưng chưa rõ nguyên nhân |
• Người mang máy hỗ trợ tạo nhịp tim |
• Các bệnh về van tim thực thể |
• Các bệnh về tim bẩm sinh |
• Viêm cơ tim, viêm màng tim cấp và mạn |
• Suy động mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim |
• Viêm tắc động động mạch hoặc tĩnh mạch. |
Bệnh đường hô hấp hay bệnh phổi là một thuật ngữ y tế bao gồm bệnh lý điều kiện ảnh hưởng đến các cơ quan và các mô mà làm cho trao đổi khí khó khăn trong sinh vật bậc cao, và bao gồm các điều kiện của đường hô hấp trên, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang, màng phổi và khoang màng phổi, và các dây thần kinh và ...
• Bệnh lao phổi đang tiến triển hoặc chưa chữa khỏi hoàn toàn |
• Ung thư phổi, ung thư phế quản các giai đoạn. |
• Tâm phế mãn |
• Tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính |
• Xơ phổi |
• Áp xe phổi |
• Tràn dịch phổi - tràn khí màng phổi |
• Khí phế thũng |
• Hen phế quản |
• Viêm dày dính màng phổi |
Bệnh đường tiêu hóa là khi hệ thống đường tiêu hóa xuất hiện các vấn đề bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, nước uống. Một số loại bệnh về đường tiêu hóa phổ biến là rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, sỏi mật, trĩ, xơ gan…
• Sỏi mật |
• Lách to |
• Cổ chướng |
• Loét dạ dày hành tá tràng có hẹp môn vị |
• Xơ gan, ung thư gan |
• Áp xe gan |
• Vàng da |
• Ung thư đường tiêu hoá |
• Thận là một cơ quan gồm 2 quả thận nằm ở mỗi bên trong ổ bụng. Thận có một số chức năng quan trọng bao gồm:
• Duy trì cân bằng lượng dịch của cơ thể.
• Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu.
• Điều chỉnh huyết áp.
• Tạo ra một số hormoon nhất định.
• Cân bằng các chất điện giải trong máu.
Đường tiết niệu bao gồm một hệ thống các ống để dự trữ và dẫn nước tiểu ra ngoài. Hệ thống này bao gồm niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Niệu quản dẫn nước tiểu được tạo ra từ thận xuống bàng quang. Bàng quang là nơi dự trữ nước tiểu. Niệu đạo con đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nam giới, niệu đạo cũng là con đường dẫn tinh dịch.
• Viêm cầu thận cấp hoặc mạn
• Suy thận
• Sỏi đường tiết niệu
• Thận đa nang, u thận
• Thận hư nhiễm mỡ
• Viên đài bể thận cấp hoặc mạn
Bệnh thần kinh (có tên tiếng Anh: Neurologic Diseases) hay rối loạn thần kinh là những căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh bao gồm các dây thần kinh, não và các rễ, đám rối, dây thần kinh. Hệ thống thần kinh là bộ phận kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể.
- Động kinh
- U não, rồng tuỷ, u tuỷ, u thần kinh ngoại biên
- Di chứng bại liệt
- Liệt 1 hoặc nhiều chi
- Bệnh, tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên
- Thoát vị đĩa đệm cột sống
- Xơ hoá cột bên teo cơ
- Bệnh u tuyến ức (liệt tứ chi)
- Parkinson
- Rối loạn vận động không phải Parkinson
Bệnh nội tiết là bệnh liên quan tới việc rối loạn chức năng của các cơ quan nội tiết trong cơ thể. Các bệnh nội tiết thường gặp như Tiểu đường, Suy tuyến yên, Suy tuyến thượng thận, Viêm tuyến giáp, Suy tuyến sinh dục,… Bệnh nội tiết nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời thường có biến chứng rất nguy hiểm.
- Đái tháo đường
- Cường hoặc suy tuyến giáp
- Suy tuyến thượng thận
- Đái nhạt
- U tuyến thượng thận
- Tâm thần phân liệt
- Rối loạn cảm xúc
- Histeria
- Nghiện ma tuý, nghiện rượu
- U xơ tuyến tiền liệt
- Ung thư dương vật, ung thư bàng quang
- Sa sinh dục
- Ung thư vú
- Ung thư cổ tử cung
- U nang buồng trứng.
Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm cột sống dính khớp
- Cụt chi
- Viêm xương, cốt tuỷ viêm
- Thoái hoá cột sống giai đoạn 3.
- Loãng xương nặng
Trước hết chúng ta cần khẳng định bệnh hoa liễu là những bệnh nguy hiểm và được cảnh báo có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe, cuộc sống. Trước kia bệnh hoa liễu được dùng là tên gọi của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, hạ cam… (khoảng hơn 20 bệnh). Nhưng hiện nay số lượng bệnh nằm trong nhóm bệnh hoa liễu đã gia tăng.
Theo đó, cơ quan y tế đã bổ sung nhiều bệnh hoa liễu khác gồm:
- Bệnh lậu cấp và mạn
- HIV, AIDS
- Bệnh hệ thống tạo keo
- Bênh phong trong thời gian còn điều trị và các di chứng tàn tật độ 2.
- Nấm sâu, nấm hệ thống
- Các thể Lao da
- Viêm da mủ; viêm da mủ hoại tử
- Viêm tắc động mạch
- Vẩy rồng
- Loét lâu lành
- Bệnh Duhring; bệnh Pemphigus các thể.
- Bệnh Porphyrida
- Viêm tắc tĩnh mạch
- Hồng ban nút do Lao
- Hồng ban nút do Liên cầu đang điều trị
- Các bệnh da do vius, vi khuẩn, nấm, coxacki; ký sinh vật đang điều trị hoặc điều trị chưa khỏi.
- Các loại xăm trổ trên da.
- Bệnh vảy nến
- Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
- Các bệnh về mắt cấp tính cần được điều
- Sụp mí từ độ III trở lên
- Viêm màng bồ đào
- Đục nhân mắt
- Thiên đầu thống
- Quáng gà
- Viêm thần kinh thị giác
- Thoái hoá võng mạc
- Các bệnh mắt có thị lực (có kính) < 8/10 và có biến đổi thị trường
Xem thêm: Mắt bị cận có đi xuất khẩu Nhật được không? Yêu cầu thị lực bao nhiêu?
- U hoặc ung thư vòm họng
- Viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định
- Trĩ mũi
- Dị tật vùng hàm mặt
- Các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khoẻ và công tác.
Những bạn khi được tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì sức khỏe của các bạn sẽ được kiểm tra một cách vô cùng gắt gao và theo quy củ.
Trên bài viết "Bệnh nào không đi được xuất khẩu lao động nước ngoài?" các bạn đã biết được theo những tiêu chuẩn về sức khỏe dành cho người được tham gia đi xuất khẩu lao động nước ngoài và đặc biệt là thị trường xkld Nhật Bản thì hiện tại có tổng số là 13 nhóm bệnh khác nhau không đạt tiêu chuẩn.
Chính vì điều này, nếu những bạn nào đã mắc phải một trong các bệnh trên thì hãy có gắng chữa trị dứt điểm càng sớm càng tốt trước khi nộp hồ sơ nếu không sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế cho gia đình không đem lại kết quả gì cho bạn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
- Top 10 đơn hàng đi Nhật Bản phí rẻ nhất hiện nay
- 1101 ký do không nên đi xkld Nhật Bản với phí rẻ
Với kinh nghiệm 10 năm tư vấn hỗ trợ các thủ tục liên quan đến DU HỌC và XKLĐ. Tôi tự tin sẽ giải đáp được mọi thắc mắc của các bạn và tư vấn miễn phí hồ sơ quy trình tham gia. Cầu nối giữa các bạn với doanh nghiệp uy tín với người lao động nên chi phí đi luôn thấp nhất, thu nhập cao.
Gọi tôi ngayNếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Mr. Thịnh: 0385.866.866 (Zalo, Messenger)
Mr. Hạnh: 0385.866.866 (Zalo, Messenger)
Ms. Thu Hà: 0983.886.283(Zalo, Messenger)
(Add ZALO Online, Line, Messenger để được tư vấn trực tiếp)