Chương trình kỹ năng đặc định là gì? Đây là tin rất vui cho anh em thực tập sinh Nhật Bản và Du học sinh Nhật Bản, Ngày 01/07/2019 Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức thông qua bản hợp tác chương trình tiếp nhận lao động theo Visa Tokutei kỹ năng đặc định mới này. cùng Nhatban24h.vn tìm hiểu dưới bài viết này.
Mục lục xem nhanh:
I. Khái niệm về chương trình kỹ năng đặc định là gì?
II. Có mấy loại visa trong chương trình kỹ năng đặc định?
III. Đối tượng và điều kiện tham gia chương trình kỹ năng đặc định là gì?
IV. So sánh visa chương trình kỹ năng đặc định mới và chương trình cũ
V. Các câu hỏi liên quan đến chương trình kỹ năng đặc định Tokutei Gino
Chương trình kỹ năng đặc định hay còn gọi là chương trình Kỹ năng đặc định – Tokutei「特定技能」 (KNĐĐ) này là một dạng Visa biến thể của Visa “kỹ năng thực tập sinh”, cho phép du học sinh và người lao động có thể ở lại Nhật Bản trong thời gian dài hơn (thay vì chỉ có 3 năm đối với visa “kỹ năng thực tập sinh”) và có thể bão lãnh gia đình sang sống cùng trong suốt thời hạn lao động. Ngoài ra, người lao động được nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ và điều quan trọng nhất người lao động cũng được phép chuyển việc làm, chuyển công ty trong giới hạn ngành nghề mà Visa quy định.
Hiện Visa trong chương trình kỹ năng đặc định này được chia làm 2 loại là Visa kỹ năng đặc định ( Visa Tokutei Ginou ) là Visa kỹ năng đặc định số 1 và Visa kỹ năng đặc định số 2. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại visa dưới bài viết nhé
Người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động dưới dạng visa TTS thì có thể thi tay nghề và chuyển đổi sang visa kỹ năng đặc định số 1. Thời gian làm việc dưới dạng visa này là 5 năm và không được bảo lãnh người thân sang Nhật. hiện có 14 ngành nghề được xét tư cách visa kỹ năng đặc định số 1 sau:
+ Xây dựng(建築業)
+ Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
+ Sửa chữa ô tô(自動車整備業)
+ Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業)
+ Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)
+ Chăm sóc người già (Hộ lý.介護)
+ Vệ sinh tòa nhà(ビルクリーニング)
+ Nông nghiệp(農業)
+ Ngư Nghiệp(漁業)
+ Chế biến thực phẩm(飲食料品製造業)
+ Dịch vụ ăn uống, nhà hàng(外食業)
+ Gia công nguyên liệu (素材産業)
+ Gia công cơ khí(産業機械製造業)
+ Cơ điện, điện tử(電子・電気機器関連産業)
Bạn sẽ được nhận visa này nếu visa kỹ năng đặc định số 1 hết hạn. Với visa đặc định số 2 này bạn có thể xin được visa vĩnh trú ở Nhật và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật được.
- Các ngành nghề được xem xét tư cách Visa kỹ năng đặc định số 2
+ Xây dựng(建築業)
+ Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
+ Sửa chữa ô tô(自動車整備業)
+ Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業)
+ Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)
Đối tượng dự thi chương trình kỹ năng đặc định này chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng là du học sinh và thực tập sinh.
♦ Đối với các bạn du học sinh: Có N4 và đang học trường tiếng hoặc senmon là được.
♦ Đối với các bạn thực tập sinh: Khó hơn, cụ thể là phải hoàn thành 3 năm hợp đồng thực tập sinh, tu nghiệp sinh mới được thi.
Từ trước đến nay ở Việt Nam người ta về các vùng quê tư vấn cho nhau là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng thực chất Nhật Bản chưa coi Việt Nam là 1 lao động. Mà chỉ coi Việt Nam là người tập làm ( thực tập sinh, tu nghiệp sinh ). Chính vì vậy mà có hai điều thiệt thòi lớn với lao động Việt Nam như:
♦ Nhận lương thấp ( vì chỉ đi tập làm chứ không coi là lao động chính thức ).
♦ Thực tập sinh nên sau khi hoàn thành xong sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành của Jitco ( bây giờ là otit )nên khó quay lại.
Tuy nhiên do thiếu hụt lao động lớn nên từ ngày 01/07/2019 Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức thông qua bản hợp tác về chương trình kỹ năng đặc định mới.
♦ Là visa lao động chính thức, giống như lao động Nhật Bản được hưởng lương cao, các chế độ lương thưởng và đi lại nhiều lần.
♦ Đối tượng có thể tham dự kỳ thi visa chương trình kỹ năng đặc định không thuộc bất cứ trường hợp nào dưới đây:
+ Lưu học sinh bỏ học hoặc bi đuổi học
+ Thực tập sinh bỏ trốn
+ Thuộc visa “Hoạt động đặc định” (xin visa tị nạn)
+ Những người đang ở Nhật Bản theo tư cách lưu trú dưới đây:
- Thực tập sinh kỹ năng
- Đào tạo
- Hoạt động đặc định (Phổ biến ẩm thực Nhật ra nước ngoài và đào tạo nhân lực)
- Hoạt động đặc định (Phổ biếm ẩm thực Nhật truyền thóng và các hoạt động liên quan)
- Hoạt động đặc định (Thúc đẩy tiếp nhận nhân viên nước ngoài ngành chế tạo)
- Hoạt động đặc định (Học việc)
- Hoạt động đặc định (Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp dành cho người nước ngoài)
- Kinh doanh, quản lý (Thúc đẩy tiếp nhận nhân lực nước ngoài khởi nghiệp)
Chính vì vậy các bạn du học sinh hay thực tập sinh muốn chuyển sang loại visa trong chương trình kỹ năng đặc định Tokutei này cần chú ý tìm hiểu và xác nhận lại xem mình có thuộc một trong những trường hợp ở trên hay không nhé.
♦ Quốc tịch |
+ Tu nghiệp: Giới hạn 15 nước. + Đặc định: Bất cứ quốc gia nào. ( tuy nhiên giai đoạn đầu sẽ tổ chức thi cho 8 nước, trong đó có Việt Nam ) |
♦ Loại Visa
|
+ Tu nghiệp: Có thời hạn dài nhất 3 năm và rất khó quay trở lại. + Đặc định: 5 năm và đi lại nhiều lần. |
♦ Chế độ lương thưởng
|
+ Tu nghiệp: Nhận lương tập làm khoảng 10-15 man /1 tháng. + Đặc định: Hưởng chế độ như lao động người Nhật ( 18-30 man/1 tháng ). Ngoài ra thưởng và du lịch... |
♦ Bảo lãnh người thân
|
+ Tu nghiệp: Không được bảo lãnh + Đặc định: Loại 2 sẽ được bảo lãnh người thân sang học tập và sinh sống. |
♦ Các bên liên quan
|
+ Tu nghiệp: Muốn đi được ngoài việc ký hợp đồng với công ty tiếp nhận của Nhật thì phải thông qua các công ty môi giới Xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Chính vì thế mất rất nhiều tiền từ 100 triệu - 200 triệu. + Đặc định: Bạn chỉ cần đến với công ty sau đó cty sẽ hướng dẫn bạn đăng ký trực tiếp với các công ty tiếp nhận của Nhật . Như vậy chi phí đi lao động rất thấp, chỉ mất chi phí học tiếng và giấy tờ mà thôi. Lương thì lại cao hơn tu nghiệp. |
Chương trình kỹ năng đặc định số 1 cho phép 2 đối tượng sau được tham gia:
♦ Du học sinh, Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 – 03 – 05 năm trở về nước.
♦ Ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (trong 14 ngành nghề ) và ngoại ngữ (tiếng Nhật từ N4 trở lên) nhất định.
♦ Nếu đang ở Nhật, bạn có thể trực tiếp đăng ký tham gia chương trình Kỹ năng đặc định này.
♦ Nếu đang ở Việt Nam, bạn phải đăng ký chương trình thông qua tổ chức/cơ quan phái cử được cấp phép của Bộ LĐTBXH.
♦ Yêu cầu quan trọng nhất là về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng (chương trình 3 năm hoặc 1 năm).
♦ Phải thi đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định gồm: Kỹ năng chuyên môn và năng lực tiếng Nhật (N4) theo từng lĩnh vực tiếp nhận.
♦ Điều kiện chung của chương trình:
• Nam cao từ 158 cm, nặng 50 kg trở lên
• Nữ cao từ 150 cm, nặng 45 kg trở lên
• Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan siêu vi B, HIV, mù màu và các bệnh truyền nhiễm khác,…
Hiện tại chương trình Kỹ năng đặc định không giới hạn độ tuổi tối đa, nhưng độ tuổi tối thiểu là từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, độ tuổi tham gia có thể phụ thuộc vào yêu cầu tuyển dụng từ phía công ty tuyển dụng lao động Nhật Bản.
Để đảm bảo chất lượng của các bạn lao động nên sẽ tùy thuộc vào yêu cầu tuyển dụng từ phía công ty tuyển dụng lao động Nhật Bản.
Theo như thông tin mới nhất thì chương trình kỹ năng đặc định có 14 ngành nghề tiếp nhận như sau:
Xây dựng |
Nông nghiệp |
Đóng tàu |
Ngư nghiệp |
Bảo dưỡng xe ô tô |
Chế biến thực phẩm |
Hàng không |
Nhà hàng |
Khách sạn |
Gia công chế tạo công nghiệp |
Điều dưỡng |
Sản xuất máy công nghiệp |
Vệ sinh tòa nhà |
Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông. |
Lương và chế độ của chương trình kỹ năng đặc định cao tương đương với người Nhật vì cùng một trình độ trong ngành nghề đó (tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào khu vực tiếp nhận làm việc). Tuy nhiên người lao động sẽ tự chi trả tiền nhà, đóng các khoản bảo hiểm, thuế,… như lao động người bản địa.
Điều kiện khi tham gia chương trình kỹ năng đặc định như sau:
♦ Đối tượng tham gia 1: Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 03 – 05 năm trở về nước:
- Có trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên
- Có bằng kỹ năng cấp 3, nếu không có bằng kỹ năng cấp 3 thì phải có giấy xác nhận của công ty đã làm việc tại Nhật
- Có thời gian lao động tại Nhật hơn 2 năm 10 tháng
♦ Đối tượng tham gia 2: Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 năm trở về nước hoặc Ứng viên chưa từng sang Nhật
- Có kinh nghiệm và chuyên môn trong 14 ngành nghề tiếp nhận (đậu kỹ năng chuyên môn)
- Có trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên
Theo thông tin mới nhất thì thời gian làm việc của chương trình kỹ năng đặc định số 1 là 5 năm và kỹ năng đặc định số 2 là 5 năm, tổng cộng 2 chương trình là 10 năm.
Tuy nhiên, để tham gia chương trình kỹ năng đặc định số 2 (được bảo lãnh người thân và cơ hội vĩnh trú tại Nhật) thì người lao động cần phải hoàn thành kỹ năng đặc định số 1.
Các công ty hiện đang bắt đầu triển khai nên chưa có chi phí chính xác và cụ thể nên chúng tôi sẽ cập nhật sau. Các bạn cùng theo dõi trên website nhé
Hiện chưa cụ thể vấn đề này vì có thể là do người lao động chi trả hoặc thỏa thuận với công ty tiếp nhận.
Các công ty hiện đang bắt đầu triển khai nên chưa có chi phí chính xác và cụ thể nên chúng tôi sẽ cập nhật sau. Các bạn cùng theo dõi trên website nhé
♦ Chương trình kỹ năng đặc định nếu bạn thi rớt có thể thi lại được nhé
♦ Kỳ thi kỹ năng đặc định bao gồm: Thi năng lực Nhật ngữ và thi chuyên môn tay nghề.
♦ Thi năng lực Nhật ngữ, có 2 lựa chọn thi:
- Kỳ thi theo chương trình KNĐĐ: 5 lần/năm
- Kỳ thi JLPT: 2 lần/năm (vào tháng 7 và 12 hàng năm)
♦ Thi tay nghề, chuyên môn: Tùy theo ngành nghề sẽ có số lần thi và thời gian thi tương ứng nên chưa có thông tin cụ thể.
Thời gian làm việc theo chương trình Thực tập sinh kỹ năng có thời hạn từ 3 – 5 năm và được chia thành 3 giai đoạn. Khi chuyển tiếp mỗi giai đoạn, người lao động cần phải vượt qua kỳ thi kiểm tra tay nghề để được tiếp tục làm việc tại Nhật Bản.
Từ đó, với đối tượng thực tập sinh 3 năm các bạn thường phải thi chứng chỉ tay nghề cấp 3 trước khi về nước, chứng chỉ này thường được sử dụng để tiếp tục gia hạn làm việc tại Nhật thêm 2 năm (đối với chương trình 5 năm).
Nếu là thực tập sinh kỹ năng về nước có trình độ tiếng Nhật N4 trở lên, nhưng không có bằng kỹ năng cấp nghề 3, người lao động vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình kỹ năng đặc định.
Tuy nhiên, bạn phải có giấy xác nhận hoàn thành chương trình thực tập tại Nhật do công ty cũ xác nhận. Nếu bạn không thể xác nhận hoặc công ty cũ không đồng ý xác nhận thì bạn phải thi kỹ năng chuyên môn.
Thời gian phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành nghề (đúng ngành nghề/ trái ngành), công ty (cùng/ khác công ty), xét duyệt hồ sơ và có phải thi Kỹ năng đặc định (kỹ năng chuyên môn) hay không.
Nếu là thực tập sinh kỹ năng về nước có bằng kỹ năng nghề cấp 3 nhưng không có bằng tiếng Nhật trình độ tiếng Nhật N4 trở lên, người lao động vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình kỹ năng đặc định. Khi đó, bạn cần thi để lấy bằng N4 hoặc thi kỹ năng tiếng Nhật của kỳ thi kỹ năng đặc định.
Thời gian phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành nghề (đúng ngành nghề/ trái ngành), công ty (cùng/ khác công ty), xét duyệt hồ sơ và có phải thi Kỹ năng đặc định nay không.
Thi kỹ năng chuyên môn sẽ tùy vào từng ngành nghề mà các bạn đăng ký, cũng tùy vào đợt thi mà có những nội dung cụ thể.
Chương trình Kỹ năng đặc định cho phép người lao động chuyển việc nếu có lý do chính đáng, tuy nhiên thủ tục chuyển việc rắc rối và cần xác nhận từ nhiều phía. Do đó, không khuyến khích người lao động chuyển việc.
Người lao động khi tham gia chương trình Kỹ năng đặc định muốn chuyển việc thì phải tự tìm công ty khác để ứng tuyển hoặc nhờ sự giúp đỡ từ tổ chức có thể hỗ trợ được các bạn.
Người lao động bắt buộc phải được công ty khác tiếp nhận trước khi chính thức nghỉ công ty đang làm việc và hoàn thành các hồ sơ chuyển việc cần thiết.
Đối với Thực tập sinh kỹ năng đã về nước có lợi thế hơn nhiều so với ứng viên hoàn toàn mới tham gia chương trình kỹ năng đặc định ở các khía cạnh sau:
♦ Có trình độ tiếng Nhật nhất định: dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống, làm tốt công việc.
♦ Có tay nghề, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc với người Nhật, trong môi trường chuyên nghiệp: hiểu quy trình làm việc, tránh mắc sai lầm, thuận lợi cho quá trình học hỏi và phát huy khả năng bản thân.
♦ Có am hiểu về văn hóa và phần nào hiểu được con người Nhật Bản: hòa nhập dễ dàng, tránh các cú sốc về văn hóa, căng thẳng, không bị lôi kéo bởi các thành phần xấu.
Đặc biệt, nếu bạn đã có N4 cùng bằng kỹ năng nghề cấp 3 thì bạn không cần thi kỹ năng đặc định khi tham gia chương trình nữa.
♦ Tu nghiệp: Cơ hội để chuyển đổi qua kỹ năng đặc định chưa có văn bản hướng dẫn. Nhưng khả năng chuyển đổi ngay khi ở Nhật là rất khó. Mà có khả năng phải về nước rồi mới quay lại được nếu đạt đủ điều kiện.
♦ Du học: Các bạn đang học trường tiếng, hoặc semmon có thể đăng ký thi luôn đặc định tại Nhật để chuyển đổi đi làm. Mà không phải chờ học xong. Cụ thể trong kỳ thi vừa qua, chỉ có 2 bạn tu nghiệp thi đậu. Còn lại hơn 90% đậu loại visa này là các bạn du học sinh. Bởi dù sao du học sinh có điều kiện học tiếng tốt hơn so với tu nghiệp.
Như vậy, du học sinh đã mở ra con đường mới khi du học thì được chuyển qua visa lao động một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Đạt được mục tiêu vừa học và ở lại làm.
Bên trên là bài viết các bạn đã biết về loại visatrong chương trình kỹ năng đặc định là gì? rồi chứ. để tìm hiểu về kỹ sư Nhật Bản và điều kiện, mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất. Các bạn vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn thành
Với kinh nghiệm 10 năm tư vấn hỗ trợ các thủ tục liên quan đến DU HỌC và XKLĐ. Tôi tự tin sẽ giải đáp được mọi thắc mắc của các bạn và tư vấn miễn phí hồ sơ quy trình tham gia. Cầu nối giữa các bạn với doanh nghiệp uy tín với người lao động nên chi phí đi luôn thấp nhất, thu nhập cao.
Gọi tôi ngayNếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Mr. Thịnh: 0385.866.866 (Zalo, Messenger)
Mr. Hạnh: 0385.866.866 (Zalo, Messenger)
Ms. Thu Hà: 0983.886.283(Zalo, Messenger)
(Add ZALO Online, Line, Messenger để được tư vấn trực tiếp)